Ngày đăng: 26/11/2021 / Lượt xem: 167

Giải pháp giảm thiểu tình trạng bạo lực phụ nữ trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

          Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay, vai trò, vị trí của phụ nữ trong gia đình vẫn chưa được coi trọng, vẫn còn định kiến lạc hậu, tồn tại tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, việc phụ nữ bị bạo lực mà không thông báo là bình thường, việc kể chuyện bị bạo lực với người ngoài được coi là “vạch áo cho người xem lưng” và điều đáng quan ngại là một nửa trong số các nạn nhân chưa từng nói với ai về tình trạng bạo lực mà họ phải chịu đựng. Trong số các vụ bạo lực gia đình, chủ yếu phụ nữ vẫn là người gánh chịu những hậu quả nghiêm trọngnhư: Vi phạm quyền con người, gây tổn hại sức khỏe, lòng tự trọng, danh dự, nhân phẩm và tính mạng của mỗi cá nhân, đe dọa đến an ninh, chất lượng cuộc sống của người phụ nữ, làm tổn hại đến gia đình, hao tốn tiền bạc vào việc chữa trị và phục hồi sức khỏe,băng hoại các mối quan hệ giữa cha mẹ, con cái, vợ chồng, giảm khả năng lao động, làm giảm thu nhập của gia đình, xã hội, giảm mức sống cho các thành viên trong gia đình, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của con cái, gây áp lực lên hệ thống y tế, chăm sóc sức khỏe, tiêu tốn nguồn lực cho các hoạt động can thiệp của lực lượng Công an, Tòa án, hỗ trợ xã hội và pháp lý, các dịch vụ bảo vệ nạn nhân và xử lý tội phạm….

          Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã dành nhiều sự quan tâm tới công tác phòng, chống bạo lực gia đình với việc ban hành nhiều văn bản pháp luật như: Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Trẻ em…và đặc biệt là Luật phòng, chống bạo lực gia đình đã được Quốc hội khóa XII - Kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 21/11/2007, và có hiệu lực từ ngày 01/7/2008.Đây là một văn bản pháp lý quan trọng, có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể chế hóa chủ trương của Đảng, Nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình, thể hiện rõ vai trò, chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực gia đình; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mọi công dân trong gia đình và xã hội, đồng thời phát huy vai trò cá nhân, gia đình và cộng đồng trong phòng chống bạo lực gia đình, góp phần quan trọng trong việc củng cố và xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.

          Việc triển khai thực hiện có hiệu quả Luật phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật Hôn nhân và Gia đình trên địa bàn toàn tỉnh đã tạo những chuyển biến tích cực. Kết quả số vụ bạo lực gia đình giảm qua từng năm Năm 2010: 247 vụ; năm 2015: 154 vụ ; năm 2019: 86 vụ; năm 2020: 67 vụ. Việc nhân rộng các mô hình về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình tiếp tục được duy trì triển khai thực hiện.Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã triển khai, nhân rộng được 25 mô hình phòng, chống bạo lực gia đình, trong đó có 125 Câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững và 125 nhóm phòng, chống bạo lực gia đình. Góc tư vấn về giới và gia đình củaHội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh được duy trì bằng hai hình thức là tư vấn trực tiếp và tư vấn qua điện thoại, bên cạnh đó Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh còn duy trì hoạt động của 282 địa chỉ tin cậy ở cộng đồng và 280 mô hình, các loại hình câu lạc bộ thu hút hàng chục nghìn thành viên là hội viên Hội phụ nữ tham gia. Thông qua các hoạt động hỗ trợ về phòng, chống bạo lực gia đình, các hoạt động tổ chức thường niên hằng năm, các đợt tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình...đã kịp thời can thiệp, xử lý các vụ việc về bạo lực gia đình như: góp ý, hòa giải, tư vấn tại cộng đồng góp phần giảm thiểu số vụ bạo lực gia đình, hàn gắn các gia đình có nguy cơ tan vỡ...

          Với chức năng là cơ quan quản lý nhà nước về công tác gia đình, đồng thời là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo phát triển văn hóa, thể thao và du lịch của tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã và đang hướng dẫn triển khai thực hiện một số nội dung nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu số vụ bạo lực gia đình tại cơ sở, cụ thể như sau:

          Một là:Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng và sự chỉ đạo của chính quyền các cấp đối với công tác gia đình; tập trung chỉ đạo sâu sát, kịp thời đưa các nội dung của công tác gia đình vào chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

          Hai là:Đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục, vận động nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, cộng đồng và các thành viên gia đình về vị trí, vai trò của gia đình; thực hiện đúng các chính sách về dân số, hôn nhân; giúp các gia đình được tiếp cận những kiến thức và kỹ năng sống, chủ động phòng chống sự xâm nhập của các tệ nạn xã hội vào gia đình, kế thừa và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tiếp thu có chọn lọc những giá trị tiên tiến của gia đình trong xã hội phát triển.

          Ba là:Chú trọng duy trì và nhân rộng Mô hình phòng, chống bạo lực gia đình tại các xã, phường, thị trấn (Hoạt động của Mô hình là thông qua sinh hoạt các câu lạc bộ để tuyên truyền chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình. Nhóm phòng chống bạo lực gia đình thường xuyên đến các hộ gia đình tư vấn cho thành viên gia đình về việc phòng và chống bạo lực gia đình).

          Bốn là:Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế hạnh phúc (20/3), Ngày Gia đình Việt Nam (28/6), Ngày Thế giới xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ (25/11) thông qua các hoạt động: Mít tinh, diễu hành, hội thi, hội diễn, giao lưu, tọa đàm, … thông qua đó nhằm nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của gia đình, cũng như vị thế của người phụ nữ.

          Năm là:Phối hợp với các Sở, ban, ngành triển khai các hoạt động liên quan đến công tác phòng, chống bạo lực gia đình; tiếp tục xây dựng địa chỉ tin cậy tại cộng đồng.

          Sáu là:Tăng cường công tác tuyên truyền tại cơ sở và thường xuyên kiểm tra, giám sát công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời những vụ bạo lực gia đình./.

Nguồn tin: Kim Chinh